Những điều cần biết về bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi
Bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Tăng huyết áp là một trong những bệnh tim mạch hay gặp ở người cao tuổi. Ở người trên 60 tuổi, tỉ lệ mắc tăng huyết áp là 1/3. Tăng huyết áp gây ra các biến chứng lên cơ quan đích: tim mạch, não, thận, mắt. Để lại hậu quả xấu nếu không được kiểm soát và ổn định.
Loạn nhịp tim
Bình thường quả tim đập nhịp nhàng 60 -90 lần/phút (tùy thuộc vào lứa tuổi). Khi các xung động dẫn truyền bị rối loạn, các buồng tim co bóp không theo tuần tự, sẽ dẫn đến loạn nhịp tim. Nguy cơ này tăng lên cùng với tuổi tác, tuổi càng cao người ta càng dễ bị rối loạn nhịp tim, có tới gần 10% người lớn hơn 80 tuổi có loạn nhịp tim.
Bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành là vấn đề phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ. Theo thống kê của Hội tim mạch Mỹ (AHA), có tới khoảng 17,6 triệu người Mỹ mắc bệnh động mạch vành. Bệnh động mạch vành là tình trạng xuất hiện những mảng xơ vữa, khiến cho lòng mạch vành bị chít hẹp, giảm khả năng lưu thông của máu đến cơ tim. Mảng xơ vữa phát triển lớn dần theo thời gian, lưu lượng máu và oxy cung cấp cho cơ tim vì thế càng ngày càng giảm khiến tim suy yếu dần, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc suy tim. Các chuyên gia đã chỉ rõ nguy cơ bệnh động mạch vành tăng khi tuổi tác càng cao.
Đau tim
Một cơn đau tim xảy ra khi việc cung cấp máu cho một phần của tim đột nhiên bị chặn lại. Nếu không có đủ máu và oxy, khu vực bị ảnh hưởng của tim có thể chết. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau tim xảy ra ở những người mắc bệnh mạch vành. Khi mảng xơ vữa ở mạch vành nứt vỡ, hình thành cục máu đông trong lòng động mạch, làm cản trở lưu lượng máu cung cấp cho cơ tim một cách đột ngột, có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim cấp, nguy hiểm đến tính mạng, cần được xử trí kịp thời. AHA cũng đưa ra khuyến cáo tuổi tác là yếu tố nguy cơ với nhồi máu cơ tim. Khoảng 82% các trường hợp tử vong của bệnh mạch vành xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên.
Bệnh van tim
Ở người cao tuổi các van tim cũng bị thoái hóa, trở nên xơ và hóa vôi. Trong đó, van động mạch chủ thường bị nhất, các van khác cũng có thể bị ảnh hưởng, gây nên bệnh van tim người cao tuổi và có thể gây ra suy tim.
Dấu hiệu thường gặp trong bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Khó thở
Ở người cao tuổi, cảm giác khó thở thường xuất hiện sau khi tập thể dục, làm việc nặng suy nghĩ căng thẳng, đôi khi không làm gì cũng khó thở. Khó thở có thể là do chứng nghẽn mạch phổi hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim. Đây là một dấu hiệu không nên bỏ qua vì nó có thể cảnh báo một cơn nhồi máu cơ tim hoặc suy tim cấp cần được cấp cứu kịp thời.
Đau ngực
Đau ngực là dấu hiệu thường gặp ở bệnh tim mạch nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác không thuộc tim mạch. Trong bệnh lí tim mạch, ngoài đau ngực do viêm thì nguyên nhân đau ngực trong bệnh tim mạch chủ yếu là do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim, đau ngực sẽ giảm và hết khi dòng máu tới cơ tim được cải thiện. Nếu thường xuyên cảm thấy đau ngực nên tới bác sĩ khám ngay để sớm phát hiện bệnh.
Hồi hộp, đánh trống ngực
Hồi hộp, đánh trống ngực trong bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Hồi hộp, đánh trống ngực trong bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Tim đập mạnh (hay đánh trống ngực) hoặc cảm giác tim đập dồn dập trong lồng ngực, có thể đang lo lắng vấn đề gì đó hoặc do vừa vận động thể lực căng thẳng, kéo dài như chạy, đua xe, bơi… nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của cơn đau tim, tăng huyết áp hay loạn nhịp tim…
Vết thâm tím không tan, da xanh tím
Bị thương hoặc bị thâm tím do va quệt, nhưng vết đứt hay thâm tím chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh liên quan tới đông máu, bệnh tiểu đường,… . Bình thường cơ thể khỏe mạnh, máu lưu thông tốt, da có màu hồng sờ ấm, còn nếu thiếu ô-xi da sẽ trở nên xanh tím, lúc đầu thì màu sắc da và niêm mạc sẽ xanh tím ở môi, móng tay, móng chân, sau khi làm việc nặng thì có thể xuất hiện toàn thân xanh tím…
Cách phòng tránh bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn
Luyện tập đều đặn và vận động hợp lý bằng những bài tập thể dục vừa sức hoặc đi bộ khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày là cách giúp người cao tuổi ổn định huyết áp, giảm lượng mỡ thừa, cải thiện chức năng hô hấp tuần hoàn…và hạn chế các bệnh lí về tim mạch.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn đủ chất, tăng cường rau xanh và chất xơ; hạn chế dung nạp các chất đường bột và mỡ động vật cũng như bia rượu, chất kích thích…cũng là giải pháp thanh lọc cơ thể từ bên trong và giúp người cao tuổi hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả.
Khám sức khỏe định kì
Người cao tuổi cũng nên trang bị cho mình kiến thức về y tế, tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể, hạn chế những thói xấu, những thói quen có hại cho sức khỏe để cùng xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh. Đồng thời, thực hiện khám sức khỏe định kì tại các cơ sở y tế, bệnh viện là những biện pháp hữu hiệu để chống lại bệnh tim mạch.
Sử dụng chế phẩm Dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành
Hiện nay, Dong riềng đỏ là cây thuốc quý dành cho bệnh tim mạch, tích hợp được 7 tác dụng trong 1 cây thuốc: vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; vừa an thần hiệu quả, đã được xác lập quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam và công ước về sở hữu trí tuệ thế giới.