PHÒNG MẠCH BÁC SỸ LONG

CHUYÊN KHOA:

image
Xin Chào,

Tôi Là Bác Sỹ Long

Sau khi tốt nghiệp năm bác sỹ Đa khoa tổng quát tại đại học Y vào năm 2005, và hoàn thành chứng chỉ Bác sỹ chuyên khoa 1 về Sản khoa vào năm 2009 tại trường Đại học Y Dược TPHCM. Bác sỹ đã có hơn 10 năm kinh nghiệm về chuyên ngành tim mạch, da liễu

Có 5 năm kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện quốc tế tại Singapore


Học nghiệp
Đại học y Huế

chuyên khoa da Liễu

Đại học Y dược

Chuyên Khoa Da Liễu

Đại học Quốc Tế

Chuyen khoa Tim Mạch


Kinh Nghiệm
Khám chữa bệnh

Bệnh viện Quốc Tế

Khoa cấp cứu

Bệnh viện Tim mạch

Tư vấn bệnh

Bệnh viện FV


Kỹ Năng
Tư vấn khám chữa bệnh
Cấp cứu chuyên khoa tim mạch
Khám và chữa bệnh chuyên khoa da liễu
cấp cứu hồi sức

70

Bằng khen

4664

Sự hài lòng của bệnh nhân

964

Ca phẫu thuật đã làm

4564

Khám bệnh

CHÚNG TÔI CÓ THỂ LÀM GÌ?

Nội soi

Khám nội soi bằng máy móc hiện đại nhất hiện nay, với kết quả chính xác cao

Tư vấn bệnh qua điện thoại

Chúng Tôi có tư vấn và hẹn lịch khám qua điện thoại, dành cho bênh nhân ở xa

Tim Mạch

Khám và chữa bệnh chuyên khoa tim mạch, với nhiều thiết bị tiên tiến

Điều trị nội trú

với số lượng phòng chất lượng cao, và đội ngũ Y bác sỹ nhiệt tình bệnh nhân sẽ yên tâm điều trị tại Phòng khám của chúng Tôi

Da liễu

Sử dụng công nghệ tiên tiến của nước ngoài, trong việc khám chữa bệnh ngoài da

Thần kinh

Phương pháp khám chữa bệnh từ chúng Tôi đã được nhiều bệnh nhân tin tưởng và điều trị

BÀI VIẾT

phòng tránh bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ



Thủy đậu
Thủy đậu là bệnh da liễu có lây lan không chỉ ở trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng dễ mắc phải. Nguyên nhân là do trẻ tiếp xúc với những trẻ khác bị thủy đậu khi ho, hắt hơi, khóc,… sẽ phát tán virut thủy đậu sẽ được phát tán ra không khí.

Thậm chí trẻ tiếp xúc với đồ chơi, dụng cụ học tập, quần áo,… của những trẻ bị thủy đậu cũng sẽ bị lây bệnh. Trẻ bị thủy đậu thường xuất hiện những nốt bóng nước trên toàn cơ thể kèm theo là biểu hiện sốt, mệt mỏi và biếng ăn.

Các nốt bóng nước này sau 2-3 ngày sẽ đóng vảy. Các nốt bóng mới sẽ nổi xen kẽ với nốt cũ. Nếu không có biến chứng gì thì bệnh sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần, các nốt sẽ đóng vảy khô lại, không để lại sẹo.

Để phòng bệnh chúng ta cần cho trẻ đi tiêm chủng ngừa thủy đậu, không để trẻ tiếp xúc với người đang bị bệnh thủy đậu và những nơi người bị thủy đậu sinh hoạt, cần vệ sinh sạch sẽ nhà cửa để diệt vi khuẩn, virut có hại, tránh làm ổ cho virut thủy đậu phát triển.

Nếu trẻ đã bị bệnh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ và chăm sóc cẩn thận theo những hướng dẫn của bác sĩ, tránh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về trị bệnh, nếu không sẽ để lại những di chứng nặng nề, hoặc có thể dẫn đến tử vong.

Nổi mề đay

Nổi mề đay là một bệnh da liễu rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Biểu hiện của bệnh là những mảng phủ màu hồng, nổi cao lên trên bề mặt da. Mề đay có thể nổi ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể với số lượng và kích thước khác nhau, khi mề đay khỏi thì thường không để lại dấu vết gì.

Nguyên nhân thường thấy là do trẻ tiếp xúc với côn trùng, thời tiết thay đổi, hoặc mỹ phẩm và các sản phẩm hóa chất không phù hợp với da,… Ngoài ra còn có nguyên nhân từ di truyền và một nguyên nhân khác.

Để phòng tránh hiệu quả bệnh này các mẹ cần phải đảm bảo chỗ chơi cho trẻ phải sạch sẽ, nếu cho trẻ ra ngoài trời cần hết sức cẩn thận khi cho trẻ chơi gần những bụi cây rậm rạp, không nên dùng nhiều các loại mỹ phẩm, hóa chất mỹ phẩm cho trẻ, tránh cho trẻ ăn các đồ ăn dễ gây mẩn ngứa, dị ứng như các đồ ăn hải sản, hoặc các đồ ăn tanh.

Dấu hiệu rối loạn tâm thần



Nguyên nhân gây rối loạn tâm thần

Nguyên nhân các bệnh tâm thần là một vấn đề phức tạp. Hiện nay, có những bệnh tâm thần nguyên nhân đã rõ ràng, nhưng vẫn còn nguyên nhân một số bệnh tâm thần chưa xác định được.

- Do tổn thương trực tiếp tại tổ chức não hay ngoài não gây trở ngại hoạt động của não: Chấn thương sọ não, nhiễm trùng thần kinh (viêm não, giang mai thần kinh...), nhiễm độc thần kinh (nghiện rượu, ma tuý, nhiễm độc thực phẩm, nhiễm độc hóa chất công nghiệp, nông nghiệp...), các bệnh mạch máu não, các tổn thương não khác (u não, teo não, xơ rải rác, tai biến mạch máu não...); Do các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động não: các bệnh nội khoa, nội tiết, các bệnh về chuyển hóa và thiếu vitamin...

- Do tâm lý: stress, căng thhẳng, lo âu, ám ảnh,...cũng là những nguyên nhân dẫn đến rối loan tâm than.

- Do cấu tạo thể chất bất thường: Các dị tật bẩm sinh, thiếu sót về hình thành nhân cách.

- Do các nguyên nhân khác: Do có sự kết hợp phức tạp của nhiều nguyên nhân khác nhau (di truyền, chuyển hóa, miễn dịch, cấu tạo thể chất...) nên khó xác định nguyên nhân chủ yếu.

Dấu hiệu bệnh

-  Sống thu mình, không quan tâm đến những người khác hay các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Các chức năng suy giảm như bỏ chơi thể thao, kết quả học tập giảm sút, hay khó khăn trong việc thực hiện các công việc quen thuộc.
-  Có vấn đề với sự tập trung, ghi nhớ, hay tư duy lô-gic và lời nói khó giải thích.
-   Tăng nhạy cảm với các cảnh vật, âm thanh, vị giác hay xúc giác; có sự tránh né các tình huống gây kích thích quá mức.
-  Sống thờ ơ, vô cảm, không tham gia các hoạt động xã hội.
-  Mơ hồ, ảo tưởng, xa rời với môi trường xung quanh, có cảm giác không thực.
- Phóng đại về năng lực cá nhân, tin bào những ảnh hưởng vô lý, tư duy "ma thuật" điển hình của thời thơ ấu ở người lớn.
-  Nỗi sợ hãi hay nghi ngờ người khác hoặc có cảm giác lo lắng mạnh mẽ.
- Có những hành vi không điển hình, khác thường, kỳ dị.
- Thay đổi lớn về giấc ngủ và sự thèm ăn hoặc suy giảm trong vệ sinh cá nhân
- Thay đổi nhanh chóng trong cảm xúc hay tính khí thất thường

Nếu một người trải qua nhiều triệu chứng trên cùng lúc có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng trong khả năng học tập, làm việc của người đó hay liên quan đến người khác cần được đưa đến gặp một chuyên gia sức khỏe tâm than.

 Những ý nghĩ tự tử hay những toan tính và suy nghĩ bạo lực kỳ quái hay giết người cần phải được chú ý ngay lập tức. Nếu người bệnh không được điều trị, các triệu chứng sớm có thể tiến triển thành một giai đoạn bệnh tâm thần. Đó là, các cá nhân phát triển những niềm tin không hợp lý (hoang tưởng), rối loạn nghiêm trọng về tiếp nhận tri giác (ảo giác), tư duy và ngôn ngữ bị rối loạn, hoặc nếu không thì trở nên mất liên kết với thực tế. Một giai đoạn bệnh tâm thần có thể phát triển rất từ từ và dẫn tới việc không được điều trị trong một khoảng thời gian dài.

Sự xấu hổ, sợ hãi, phủ nhận, và các yếu tố khác thường ngăn chặn các cá nhân hoặc gia đình họ tìm kiếm sự giúp đỡ, mặc dù sự xuất hiện của những triệu chứng sớm nhất là ở tuổi thanh thiếu niên không phải là do cha mẹ không tốt. Nhưng sự giúp đỡ là có sẵn và việc điều trị cho các bệnh tâm thần chủ yếu ngày này đã trở nên có hiệu quả hơn bao giờ hết.

10 cách phòng ngừa bệnh tim mạch




Đây là kết quả của một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Chicago. Ngoài ra còn có 9 biện pháp khác giúp ngăn ngừa bệnh tim hữu hiệu:


1. Dùng Aspirine

Các nhà nghiên cứu Đại học Bắc Carolina phát hiện việc sử dụng đều đặn Aspirine sẽ làm giảm được 28% nguy cơ bệnh mạch vành ở người chưa bao giờ bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ tim mạch.

Để phát huy hiệu quả tối đa của thuốc trên huyết áp, người ta khuyên nên dùng thuốc liều thấp trước khi đi ngủ.

2. Tăng cường sử dụng acid folic


Một nghiên cứu công bố trên tờ British Medical Journal cho thấy người dùng đều đặn hằng ngày một lượng acid folic như khuyến cáo thì 16% ít có khả năng bị bệnh tim so với người thiếu chất này trong khẩu phần ăn. Những thực phẩm giàu acid folic là cải broccoli, ngũ cốc...


3. Chăm đáng răng súc miệng


Sử dụng các loại nước súc miệng và đánh răng đúng mức sẽ làm giảm được vi khuẩn trong miệng, như thế có thể giảm được 200%-300% nguy cơ đột quỵ tim.

4. Dùng chocolate đen

Cacao chứa các flavonoid có tác dụng làm máu lưu thông tốt, không bị vón cục. Ít nhất 1/3 chất béo trong chocolate là acid oleic, có tác dụng tốt cho sức khỏe, một chất béo đơn không bão hòa cũng được tìm thấy trong dầu ô-liu. Nên sử dụng chocolate đen, vì nó chứa nhiều flavonoid.


5. Hãy dùng tỏi

Ngoài tác dụng làm giảm cholesterol và chống lại các bệnh nhiễm trùng, tỏi còn giúp giảm thiểu tối đa tình trạng tổn thương tim ở người sau mổ tim và nhồi máu cơ tim. Một số nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy những con thú nào được dùng tỏi hằng ngày thì ít bị những gốc tự do tấn công vào tim hơn so với con vật không dùng tỏi.


6. Chọn người bạn đời đúng

Người lập gia đình hạnh phúc thì ít bị bệnh tim hơn so với người không lập gia đình. Một khảo sát tại Đại học Toronto (Canada) trên 100 người nam và nữ có tình trạng cao huyết áp nhẹ 3 năm sau khi lập gia đình cho thấy người nào có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc thì ít bị bệnh tim sau đó so với người không lập gia đình. Do vậy, để trái tim không bị tan nát theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, bạn nên cẩn thận khi chọn lựa người bạn đời.


7. Hãy dùng mật ong

Các nhà nghiên cứu Đại học Illinois phát hiện trong mật ong nhiều chất có tác dụng chống ô-xy hóa, như thế giúp phòng chống được các bệnh tim mạch. Thực tế là người nào dùng mật ong đều đặn thì ít bị bệnh tim mạch so với người không dùng. Trong khi đó, người nào thường dùng đường thì lại có nồng độ cholesterol HDL (cholesterol tốt) giảm, như thế nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ xuất hiện nhiều hơn.

8. Cười lên đi

Tại Đại học Harvard, qua theo dõi 1.300 người mạnh khỏe trong vòng 10 năm, người ta nhận thấy người nào lạc quan, yêu đời và hay cười thì ít có vấn đề về tim mạch so với người bi quan, chán đời, ít cười.


9. Tránh khí monoxide carbon

Phần lớn những vật dụng sinh hoạt trong nhà máy đun nước, máy giặt, máy làm khô... có thể rò rỉ một lượng nhỏ monoxide carbon trong nhà. Một lượng lớn khí này có thể gây tử vong một người trong vài giờ, nhưng việc tiếp xúc lâu dài với một lượng nhỏ có thể làm tăng nguy cơ vón cục máu, dẫn đến tai biến tim mạch. Để phòng ngừa, bạn nên tạo cho nhà thông thoáng khí, sử dụng thiết bị phát hiện khí monoxide carbon gần phòng ngủ.

Phòng tranh bệnh tim mạch




Cách phòng tránh bệnh tim:

- Nói không với thuốc lá.

- Tập thể dục điều độ: Một chế độ tập luyện khoa học sẽ giúp bạn có độ bền và sự dẻo dai; làm giảm huyết áp và giảm cholesterol đem lại cho bạn một trái tim khỏe mạnh.

- Giảm ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo, mỡ động vật: Những đồ ăn chứa nhiều chất béo và mỡ động vật khiến cơ thể bạn tăng cholesterol trong cơ thể, dẫn đến các bệnh về tim, chúng sẽ gây ra bệnh béo phì và bệnh béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim.

- Ăn nhiều chất xơ: Các chất xơ có trong rau củ, quả sẽ giúp bạn giảm lượng mỡ trong cơ thể, duy trì sức khỏe và sống lâu hơn.

- Sử dụng các loại hạt: Nên ăn nhiều các loại hạt như hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí… chúng sẽ cung cấp cho cơ thể của bạn những loại dầu tốt có lợi cho sức khỏe.

- Tránh stress: Nhiều căng thẳng quá dồn nén không có lợi cho người mắc bệnh huyết áp hay tim mạch, nguyên nhân chính của nhồi máu cơ tim.

Những điều cần biết về bệnh tim mạch ở người cao tuổi





Các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi
 
Bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Tăng huyết áp là một trong những bệnh tim mạch hay gặp ở người cao tuổi. Ở người trên 60 tuổi, tỉ lệ mắc tăng huyết áp là 1/3. Tăng huyết áp gây ra các biến chứng lên cơ quan đích: tim mạch, não, thận, mắt. Để lại hậu quả xấu nếu không được kiểm soát và ổn định.

Loạn nhịp tim
Bình thường quả tim đập nhịp nhàng 60 -90 lần/phút (tùy thuộc vào lứa tuổi). Khi các xung động dẫn truyền bị rối loạn, các buồng tim co bóp không theo tuần tự, sẽ dẫn đến loạn nhịp tim. Nguy cơ này tăng lên cùng với tuổi tác, tuổi càng cao người ta càng dễ bị rối loạn nhịp tim, có tới gần 10% người lớn hơn 80 tuổi có loạn nhịp tim.

Bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành là vấn đề phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ. Theo thống kê của Hội tim mạch Mỹ (AHA), có tới khoảng 17,6 triệu người Mỹ mắc bệnh động mạch vành. Bệnh động mạch vành là tình trạng xuất hiện những mảng xơ vữa, khiến cho lòng mạch vành bị chít hẹp, giảm khả năng lưu thông của máu đến cơ tim. Mảng xơ vữa phát triển lớn dần theo thời gian, lưu lượng máu và oxy cung cấp cho cơ tim vì thế càng ngày càng giảm khiến tim suy yếu dần, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc suy tim. Các chuyên gia đã chỉ rõ nguy cơ bệnh động mạch vành tăng khi tuổi tác càng cao.

Đau tim
Một cơn đau tim xảy ra khi việc cung cấp máu cho một phần của tim đột nhiên bị chặn lại. Nếu không có đủ máu và oxy, khu vực bị ảnh hưởng của tim có thể chết. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau tim xảy ra ở những người mắc bệnh mạch vành. Khi mảng xơ vữa ở mạch vành nứt vỡ, hình thành cục máu đông trong lòng động mạch, làm cản trở lưu lượng máu cung cấp cho cơ tim một cách đột ngột, có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim cấp, nguy hiểm đến tính mạng, cần được xử trí kịp thời. AHA cũng đưa ra khuyến cáo tuổi tác là yếu tố nguy cơ với nhồi máu cơ tim. Khoảng 82% các trường hợp tử vong của bệnh mạch vành xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên.

Bệnh van tim
Ở người cao tuổi các van tim cũng bị thoái hóa, trở nên xơ và hóa vôi. Trong đó, van động mạch chủ thường bị nhất, các van khác cũng có thể bị ảnh hưởng, gây nên bệnh van tim người cao tuổi và có thể gây ra suy tim.

Dấu hiệu thường gặp trong bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Khó thở
Ở người cao tuổi, cảm giác khó thở thường xuất hiện sau khi tập thể dục, làm việc nặng suy nghĩ căng thẳng, đôi khi không làm gì cũng khó thở. Khó thở có thể là do chứng nghẽn mạch phổi hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim. Đây là một dấu hiệu không nên bỏ qua vì nó có thể cảnh báo một cơn nhồi máu cơ tim hoặc suy tim cấp cần được cấp cứu kịp thời.

Đau ngực
Đau ngực là dấu hiệu thường gặp ở bệnh tim mạch nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác không thuộc tim mạch. Trong bệnh lí tim mạch, ngoài đau ngực do viêm thì nguyên nhân đau ngực trong bệnh tim mạch chủ yếu là do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim, đau ngực sẽ giảm và hết khi dòng máu tới cơ tim được cải thiện. Nếu thường xuyên cảm thấy đau ngực nên tới bác sĩ khám ngay để sớm phát hiện bệnh.

Hồi hộp, đánh trống ngực
Hồi hộp, đánh trống ngực trong bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Hồi hộp, đánh trống ngực trong bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Tim đập mạnh (hay đánh trống ngực) hoặc cảm giác tim đập dồn dập trong lồng ngực, có thể đang lo lắng vấn đề gì đó hoặc do vừa vận động thể lực căng thẳng, kéo dài như chạy, đua xe, bơi… nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của cơn đau tim, tăng huyết áp hay loạn nhịp tim…

Vết thâm tím không tan, da xanh tím
Bị thương hoặc bị thâm tím do va quệt, nhưng vết đứt hay thâm tím chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh liên quan tới đông máu, bệnh tiểu đường,… . Bình thường cơ thể khỏe mạnh, máu lưu thông tốt, da có màu hồng sờ ấm, còn nếu thiếu ô-xi da sẽ trở nên xanh tím, lúc đầu thì màu sắc da và niêm mạc sẽ xanh tím ở môi, móng tay, móng chân, sau khi làm việc nặng thì có thể xuất hiện toàn thân xanh tím…

Cách phòng tránh bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn
Luyện tập đều đặn và vận động hợp lý bằng những bài tập thể dục vừa sức hoặc đi bộ khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày là cách giúp người cao tuổi ổn định huyết áp, giảm lượng mỡ thừa, cải thiện chức năng hô hấp tuần hoàn…và hạn chế các bệnh lí về tim mạch.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn đủ chất, tăng cường rau xanh và chất xơ; hạn chế dung nạp các chất đường bột và mỡ động vật cũng như bia rượu, chất kích thích…cũng là giải pháp thanh lọc cơ thể từ bên trong và giúp người cao tuổi hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả.

Khám sức khỏe định kì
Người cao tuổi cũng nên trang bị cho mình kiến thức về y tế, tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể, hạn chế những thói xấu, những thói quen có hại cho sức khỏe để cùng xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh. Đồng thời, thực hiện khám sức khỏe định kì tại các cơ sở y tế, bệnh viện là những biện pháp hữu hiệu để chống lại bệnh tim mạch.


Sử dụng chế phẩm Dong riềng đỏ hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành

Hiện nay, Dong riềng đỏ là cây thuốc quý dành cho bệnh tim mạch, tích hợp được 7 tác dụng trong 1 cây thuốc: vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; vừa an thần hiệu quả, đã được xác lập quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam và công ước về sở hữu trí tuệ thế giới.

Nhiễm trùng da gây ra bởi nấm




Bệnh nhiễm trùng da gây ra bởi nấm ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Bài viết sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về các triệu chứng và cách chữa trị khi mắc bệnh.

Nhiễm trùng da do nấm là một trong những căn bệnh viêm da phổ biến. Có rất nhiều loại nấm khác nhau gây ra những căn bệnh này. Ngoài ra, nhiễm trùng da gây ra bởi nấm cũng là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ngứa trên da.

Nấm thường xâm nhập và phát triển ở lớp chất sừng đã chết của da. Chất sừng là protein quan trọng cấu tạo nên da, tóc và móng. Tùy thuộc vào loại nấm tham gia tác động mà người ta sẽ chia những dạng nhiễm trùng da gây ra bởi nấm thành nhiều nhóm. Những nơi ẩm ướt trên cơ thể chính là môi trường để nấm sinh sôi. Những nơi ẩm ướt có nguy cơ xuất hiện nấm là vùng kẽ chân, vùng kín và khe dưới ngực.

Có 2 loại nhiễm trùng da do nấm phổ biến là nhiễm trùng nấm men và nấm ngoài da. Loại nấm men phổ biến nhất là Candida hay vảy cám Malassezia, trong khi Epidermophyton, Microsporum và Trichophyton là các dạng phổ biến của nhiễm trùng nấm ngoài da. Nhiều loại nấm chỉ sống ở lớp trên cùng của biểu bì (lớp sừng) và chúng không thể xâm nhập sâu hơn.

Số liệu thống kê cho thấy những người béo phì thường có xu hướng dễ mắc bệnh nhiễm trùng do nấm vì họ có nếp gấp da quá nhiều. Số liệu này đặc biệt đúng trong trường hợp da có nếp gấp trở nên dễ kích thích và bị phá vỡ nhanh chóng. Người mắc bệnh tiểu đường cũng có khả năng bị nhiễm trùng do nấm.

Triệu chứng của bệnh nhiễm trùng da gây ra bởi nấm

Một điều quan trọng cần chú ý là nhiễm trùng gây ra bởi nấm trên một bộ phận của cơ thể dễ gây phát ban đến những phần khác của cơ thể dù không nhiễm trùng. Chẳng hạn, nhiễm trùng gây ra bởi nấm ở bàn chân dẫn đến ngứa, phát ban ở những ngón tay. Điều này là do phản ứng dị ứng với nấm. Một vài người cho rằng, tay bị nhiễm nấm là do họ chạm vào vùng viêm nhiễm dưới chân, tuy nhiên điều này là không đúng.

Chẩn đoán bệnh nhiễm trùng da gây ra bởi nấm

Bác sĩ hay chuyên gia y tế sẽ chẩn đoán bạn có triệu chứng nhiễm trùng do nấm khi những khu vực dễ nhiễm nấm trên cơ thể bạn xuất hiện mẩn đỏ, dễ kích thích hay phát ban. Ngoài việc kiểm tra, họ cũng chẩn đoán bệnh nhiễm trùng da do nấm bằng cách lấy một ít da và kiểm tra dưới kính hiển vi hay đặt chúng vào môi trường nuôi cấy ẩm thấp, nơi những loại nấm đặc trưng dễ phát triển và dễ nhận dạng.

Cách chữa trị bệnh

    Thuốc kháng nấm

Một trong những cách chữa trị hiệu quả nhất dành cho bệnh nhiễm trùng nấm là sử dụng thuốc kháng nấm. Bạn sẽ tiêu diệt chúng hoàn toàn và dễ dàng bằng thuốc kháng nấm. Bạn nên dùng thuốc bôi trực tiếp có tác dụng kháng nấm vào những khu vực bị tổn thương. Thuốc có dạng kem, gel, sáp dưỡng ẩm, dung dịch hay dầu gội. Một vài loại thuốc kháng nấm có thể uống. Đối với một vài trường hợp nhiễm trùng, chuyên gia y khoa sẽ quy định lượng corticosteroids để giảm sự viêm nhiễm và ngứa ngáy.

    Phương pháp phòng ngừa ẩm thấp

Ngoài việc sử dụng thuốc kháng nấm, bạn nên sử dụng những phương pháp khác để giữ khu vực chịu ảnh hưởng khô ráo hơn như sử dụng thuốc bột hay mang các loại giày hở mũi.

Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết dứt điểm bệnh nhiễm trùng do nấm. Do đó, bạn nên nắm rõ những thông tin về triệu chứng và cách chữa trị cho da khi bị viêm nhiễm. Ngoài ra, bạn nên nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ để được tư vấn đầy đủ hơn nhé.

Đặt lịch khám với chúng Tôi

LIÊN HỆ
Nguyễn Văn Long
0946-775-889
Quận 7, Hồ chí Minh